Lắp trên bồn rửa
SSX880E/ ET201
ET101
Lắp tại vòi
EF102
EF201
EF401
Bình lọc cầm tay
EJ102
EJ103
EJ101
EUC2000
SSC8800E/ ETC21
EFC11
EFC21
EFC41W
Bình cầm tay
EJC1
“Nếu không rửa rau đúng cách, rau bẩn vẫn hoàn bẩn”. Bỏ túi ngay 5 bí quyết rửa rau dưới đây để có những bữa ăn an toàn, chuẩn sạch bạn nhé!
Phân loại rau khi rửa
Theo một xét nghiệm của các chuyên gia ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP. HCM) trên 104 mẫu rau ngẫu nhiên thuộc 8 loại rau thường được dùng ăn sống nhiều nhất, có những loại rau bị nhiễm ký sinh trùng 100% như xà lách xoong, cải bẹ xanh, rau đắng, rau tần ô, rau má. Số còn lại như xà lách, rau muống, rau gia vị cũng bị nhiễm ký sinh trùng 92,3%.
Sau đó các rau trên được rửa 3 lần bằng nước sạch theo cách rửa thông thường rồi được làm xét nghiệm lại. Kết quả cho thấy sau 3 lần rửa sạch và rửa bằng nước rửa chuyên dụng, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn ở mức 51,9-82,6%.
Điều này cho thấy, rửa rau là công đoạn sơ chế quan trọng mà bạn cần phải lưu ý. Với cách rửa 2 – 3 lần nước thông thường như số đông hiện tại rất khó có thể loại bỏ được tối đa tạp chất bẩn, ký sinh trùng và các hợp chất hoá học mà mắt thường không nhìn thấy.
Do đó, lời khuyên của các chuyên gia trong khi rửa là nên phân loại rau để làm sạch vì mỗi loại sẽ có nguy cơ nhiễm bẩn và ô nhiễm nguồn nước khác nhau. Với 4 loại rau xanh: lá, quả, củ và hoa, bạn cần lưu ý cách rửa dưới đây:
Hạn chế dùng máy và dung dịch rửa rau
Bên cạnh cách ngâm rửa rau bằng nước muối, có thể bạn đã biết đến các dung dịch rửa rau và các loại máy chuyên dụng cho việc sơ chế thực phẩm hiện nay. Tuy nhiên, theo Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội – bà Nguyễn Thị Hoa, các loại dung dịch rửa rau quả cũng không thể loại bỏ hết vi khuẩn mà chỉ có tính chất sát trùng, sát khuẩn. Vì mỗi loại dung dịch có tính chất riêng biệt, một vài hoạt chất rửa được rau quả này lại không rửa được ở rau quả khác.
Rửa rau bằng nước sạch vẫn là cách tốt nhất (Nguồn: baomoi)
Đối với máy rửa rau quả, theo ông Dương Minh Trí – Phó viện trưởng Viện Vật lý TP. HCM, về mặt khoa học, hầu hết những máy rửa rau quả bằng ozone hiện nay trên thị trường mang đến khí ozone rất độc, có thể gây bệnh ung thư. Theo nguyên tắc đó, không thể sử dụng ozone để rửa sạch các loại thuốc bảo vệ thực vật, chất độc hại có trong rau quả. Nếu có, thì những chiếc máy sử dụng công nghệ sục khí ozone này phải đạt đủ nồng độ ozone trong nước. Song, trường hợp khi đủ nồng độ sát trùng hoặc có thể chưa đủ độ thì khí cũng sẽ thoát ra ngoài bếp nên sẽ tác động trực tiếp đến sức khỏe người nội trợ.
Mặt khác theo khoa học, không được dùng ozone vào nước đã có clo, bởi nó có thể tạo ra một hợp chất mới độc lại bền. Trong khi nước máy hiện nay có chứa khá nhiều clo.
Rửa rau bằng nước sạch thuần khoáng Cleansui
Những yếu tố kể trên đã cho thấy, ngoài việc chú trọng cách rửa rau, bạn cần chuẩn bị nguồn nước sạch để hạn chế clo trong nguồn nước máy, đảm bảo rau quả ăn uống sạch khuẩn và giữ trọn dinh dưỡng.
Rửa rau cùng nước Cleansui sẽ sạch hơn
Với hơn 30 năm trong lĩnh vực phát triển công nghệ xử lý nước sạch tại Nhật Bản, Mitsubishi Chemical Cleansui mang đến cho các gia đình Việt Nam nguồn nước sạch thuần khoáng với các thiết bị lọc 100% Made in Japan. Ứng dụng công nghệ màng lọc sợi rỗng với 4 cấp lọc tiên tiến, các thiết bị và nước lọc của Cleansui đều đạt các chứng nhận chất lượng tại 3 quốc gia Nhật Bản – Hoa Kỳ – Việt Nam.
Nước lọc Cleansui lọc sạch vi khuẩn siêu nhỏ đến 0.01 micromet mà vẫn đảm bảo giữ nguyên khoáng chất tự nhiên trong nước. Nước không chỉ chuẩn sạch cho gia đình sơ chế, chế biến thực phẩm mà còn có thể uống trực tiếp để bổ sung khoáng chất thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày.
Ý NGHĨA CÁC MÓN ĂN ĐẶC TRƯNG TRONG MÂM CỖ TÁO QUÂN
CÓ NÊN CHỌN NƯỚC UỐNG CÓ KHOÁNG CHẤT TỰ NHIÊN?
NGUỒN NƯỚC TÁC ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN CÁCH PHA CHẾ THỨC UỐNG?
5 LOẠI TRÁI CÂY TỐT CHO SỨC KHỎE
7 THỜI ĐIỂM UỐNG NƯỚC TỐT NHẤT CHO CƠ THỂ
CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG VỀ MITSUBISHI CLEANSUI